Chào mừng bạn ghé thăm. Website đang trong quá trình cập nhật nên có nhiều nội dung chưa hoàn thiện. Cần hỗ trợ hoặc tư vấn hãy liên hệ Zalo/Hotline
Răng khôn mọc lên gây đau nhức, mắc thức ăn, hôi miệng và luôn khiến chủ nhân phải băn khoăn, lo lắng trước quyết định có nên nhổ đi hay không. Để giúp bạn yên tâm hơn khi phải thực hiện nhổ răng khôn, trong bài viết dưới đây nha khoa An Phúc sẽ cung cấp cho quý bạn những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề răng khôn này? Mời các bạn cùng tìm hiểu nhé!
Răng khôn, hay còn gọi là răng số 8 là răng mọc muộn nhất trên cung hàm, mọc lên từ khoảng 18 – 25 tuổi. Mỗi người sẽ có 32 chiếc răng gồm cả 4 chiếc răng khôn, 2 chiếc hàm trên, 2 chiếc hàm dưới. Nhưng không phải ai cũng có đủ 4 chiếc, có người chỉ có 1, 2 chiếc, có người không có răng khôn.
Do răng khôn mọc lên khi các răng khác đã có đủ chỗ đứng trên cung hàm nên khi mọc lên răng khôn thường có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm, mọc đâm vào những chiếc răng bên cạnh gây đau nhức. Rất ít người may mắn sở hữu những chiếc răng khôn mọc thẳng mà không gây vấn đề gì.
Khi răng khôn mọc lên và gây hại cho sức khỏe thì việc nhổ bỏ là cần thiết. Đặc biệt là với những chiếc răng khôn mọc lệch, mọc sai hướng thì càng phải loại bỏ sớm, nếu bạn trì hoãn lâu ngày sẽ gây tổn thương cho những chiếc răng lân cận.
Răng khôn sẽ có chỉ định nhổ khi bạn gặp phải một trong các vấn đề sau:
» Răng khôn mọc lệch gây hỏng răng số 7
» Răng khôn bị lợi trùm, sưng đau nhiều lần
» Mắc thức ăn ở răng khôn gây sâu, nhức tủy
» Răng khôn mọc lệch gây loét lợi, má xung quanh
» Răng khôn gây cản trở vận động hàm
Răng khôn bị sâu
Răng khôn mọc lệch gây loét lợi, má xung quanh
Răng khôn mọc lệch
Răng khôn bị lợi trùm
Tuy nhiên, nếu bạn là 1 trong những trường hợp dưới đây thì không nên nhổ răng khôn, khi gặp vấn đề đau nhức hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa:
» Phụ nữ đang mang thai
» Người mắc bệnh như huyết áp cao, khó đông máu, tim mạch, thần kinh
» Răng khôn mọc thẳng, không ảnh hưởng tới răng bên cạnh.
Khám và tư vấn
Chụp phim X – quang khảo sát hình thái mọc của răng
Vệ sinh răng và gây tê
Nhổ răng
Khâu cầm máu (nếu cần)
Dặn dò và hẹn lịch tái khám
Nhổ răng khôn là một tiểu phẫu, nếu được thực hiện bởi bác sĩ giỏi chuyên môn cũng kỹ thuật hiện đại thì quá trình thực hiện diễn ra an toàn, đơn giản. Tuy nhiên, sự hợp tác từ phía bệnh nhân là rất quan trọng, để đảm bảo case nhổ răng khôn của mình diễn ra an toàn, bạn đừng quên nắm rõ những lời dặn của bác sĩ sau khi nhổ răng khôn dưới dây nhé.
Thời gian tê kéo dài 2-3 tiếng sau nhổ răng/phẫu thuật là bình thường. Lúc này, nên tránh cắn môi, lưỡi (đặc biệt đối với trẻ em, phụ huynh nên lưu ý điều này). Nếu tê quá 3 giờ, bạn cần liên hệ ngay với phòng khám để được xử trí.
Trường hợp phẫu thuật, chườm lạnh trong 24 giờ đầu (4h/lần, mỗi lần 10-15 phút).
Tránh dùng tay, lưỡi hay bất cứ vật gì chạm vào vùng răng vừa nhổ.
Không khạc nhổ mạnh, không súc miệng bằng nước nóng, nước muối, hay ngậm muối trong 48h đầu.
Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia trong tuần lễ đầu tối đa 5 điếu/ngày
Nghỉ ngơi trong 24h đầu và ăn uống đầy đủ để hổi phục nhanh chóng trong truờng hợp phẫu thuật.
Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Nếu có dấu hiệu bất thường như: chảy máu kéo dài sau 2h; đau, sốt kéo dài trên 48h, vui lòng liên lạc với phòng khám càng sớm càng tốt để được xử trí tốt hơn.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.